Mức phổ biến Senpai và kōhai

Ở cấp toàn cầu, quan hệ senpai–kōhai truyền bá qua võ thuật. Ví dụ: thành viên của các cấp kyūdan khác nhau được phân loại qua màu đai.

Một nơi mà quan hệ senpai-kōhai có thể được cảm nhận nhiều nhất ở Nhật Bản là trường học. Ví dụ: ở trường trung học cơ sở và phổ thông (đặc biệt là trong các câu lạc bộ), học sinh năm ba là lớn tuổi nhất nắm quyền thế lớn vì làm senpai. Trong các câu lạc bộ thể thao, các tân kōhai thường phải làm các nhiệm vụ cơ bản như lấy bóng, dọn dẹp sân chơi, giữ gìn thiết bị và thậm chí giặt quần áo của học sinh lớn tuổi. Họ cũng phải hoặc cúi chào hoặc kính lễ các senpai khi được chúc mừng,[17][18] và các senpai có thể trừng phạt hoặc đối xử nghiêm khắc họ.[1][17]

Các đội viên hành động khiêm tốn như vậy chủ yếu là vì họ tin rằng để trở thành người chơi giỏi thì họ phải nghe theo huấn luyện viên hoặc đội trưởng, mà trở thành công dân khiêm tốn, có trách nhiệm và hợp tác trong tương lai. Quan hệ trong trường Nhật cũng ưu tiên tuổi tác so với khả năng của học sinh. Các quy tắc trên dưới giữa senpai và kōhai cũng giống như quan hệ thầy trò, là tuổi tác kinh nghiệm của giáo viên phải được tôn trọng và không bao giờ được nghi ngờ.[18]

Ở trường đại học, quan hệ senpai-kōhai yếu hơn, vì sinh viên ở nhiều lứa tuổi khác nhau đều học cùng lớp. Sinh viên biểu hiện sự tôn trọng các sinh viên lớn tuổi chủ yếu qua lễ ngữ, nhưng với giáo viên thì trên trình độ học vấn và kinh nghiệm vẫn còn dùng để ấn định thứ bậc lâu năm.[18]

Phong tục senpai – kōhai cũng thịnh hành trong làng doanh nghiệp Nhật Bản. Môi trường xã hội trong các doanh nghiệp Nhật Bản có hai đặc điểm: sự trên dưới và nhân viên cố định. Địa vị, mức lương và vị trí của nhân viên phụ thuộc nhiều vào độ lâu năm, nên các nhân viên kỳ cựu thường đảm nhận các vị trí cao nhất và nhận lương cao hơn cấp dưới của họ. Trước thế kỷ 20 và 21, nhân viên được đảm bảo có việc làm suốt đời và không phải lo lắng mất vị trí.[18]

Quan hệ senpai-kōhai là nền tảng của quan hệ giữa các cá nhân trong giới kinh doanh Nhật Bản. Ví dụ: ở cuộc họp, nhân viên cấp dưới nên ngồi ở chỗ gần cửa nhất, là hạ tọa (下座, shimoza), trong khi nhân viên cấp cao (có lúc là sếp) ngồi cạnh vài khách quan trọng ở thượng tọa (上座, kamiza). Lúc họp, phần lớn các nhân viên đều không đưa ra ý kiến ​​của mình mà chỉ lắng nghe và đồng tình với cấp trên, mặc dù họ có thể bày tỏ ý kiến ​​nếu được nhân viên có cấp bậc và tầm ảnh hưởng lớn hơn trong công ty tán thành trước.[19]

Bên ngoài Nhật Bản, quan hệ senpai-kōhai thường được biểu hiện trong việc giảng dạy võ thuật Nhật Bản, mặc dù có gây ra sự hiểu sai vì kiến ​​thức lịch sử không được phổ biến và đẳng cấp xã hội của Nhật Bản không tồn tại trong các nền văn hóa khác.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Senpai và kōhai http://www.japanintercultural.com/en/news/default.... http://www.pacis-net.org/file/2005/112.pdf //www.worldcat.org/issn/0277-3066 https://books.google.com/books?id=2ePS2_IXtX0C&pg=... https://books.google.com/books?id=3C_BFE6YO6gC https://books.google.com/books?id=FgvGOHB15BwC https://books.google.com/books?id=GMKDs1cZB5kC https://books.google.com/books?id=TW7lHYwXhS4C&pg=... https://books.google.com/books?id=bNIDAAAAMBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=jtsDAAAAMBAJ&pg=...